Ngôn ngữ Trung Quốc và Đài Loan khác nhau như thế nào?
Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có đến 5 phương ngôn: Đó là tiếng phổ thông (tiếng Quan thoại), tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ. Chắc hẳn khi học tiếng Trung, các bạn đều có thắc mắc tại sao lại có nhiều loại ngôn ngữ như vậy và sự khác biệt của những thứ tiếng này là gì đúng không nào, đặc biệt giữa 2 ngôn ngữ lớn (có thể coi là chủ đạo tạo nên nền văn hóa ngôn ngữ độc đáo của Trung Quốc) là tiếng Trung Quốc đại lục (tiếng phổ thông), tiếng Đài Loan (tiếng Phồn thể)
Hãy cùng Minh Khang tìm hiểu xem nó khác nhau như thế nào nhé.
Nội dung chính
Tiếng Trung Quốc đại lục, tiếng Đài Loan là gì?
Tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung Quốc đại lục (Mandarin): hay còn được gọi là Tiếng Hoa phổ thông hay tiếng Quan thoại chuẩn. Tiếng Trung Quốc hiện đại tiêu chuẩn là một dạng tiếng Hoa được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan. Đây cũng là một trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore và là một trong các ngôn ngữ chính thức tại Malaysia (Tiêu chuẩn Hoa ngữ). Học tiếng Trung Quốc muốn chuẩn thì học tiếng quan thoại.
Tiếng Đài Loan
( Tiếng Phúc Kiến Đài Loan hay Tiếng Mân Nam Đài Loan (臺灣閩南語) là Phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được 70% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan
Hai loại ngôn ngữ này khác nhau ở đâu?
Cách phát âm của 2 thứ tiếng khác nhau nhưng lại sử dụng cùng một hệ chữ viết, đó là chữ Hán. Nhưng sau Cách mạng văn hóa, Trung Quốc ngày nay dùng chữ giản thể còn Đài Loan dùng chữ phồn thể. Chữ phồn thể thì khó viết và khó nhớ hơn do nhiều nét lằng nhằng hơn so với chữ Hán giản thể mà Trung Quốc đại lục sử dụng. Tuy nhiên mọi người thích chữ phồn thể hơn giản thể vì từng nét, từng chữ trong chữ phổn thể đều mang 1 ý nghĩa nhất định. Tính chất địa phương của các thứ tiếng ở Trung Quốc rất rõ rệt nên cùng một chữ cùng một cách viết nhưng lại có cách phát âm hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình giao tiếp, thậm chí chính những người Trung Quốc còn bị vướng những khó khăn vì sự khác biệt vùng miền. Họ thường dùng cách viết ra nếu gặp phải bất đồng ngôn ngữ.
Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.
Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản thể.
Phồn thể được xem là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến tại Đài Loan, nếu bạn có ý định làm việc, học tập hay định cư lâu dài tại đây thì hãy học ngay tiếng Phồn thể nhé!
Mọi thắc mắc quý phụ huynh và học sinh hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC QUỐC TẾ MINH KHANG
Địa chỉ: Tòa nhà số 12 đường Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ văn phòng tại Nhật Bản: Tokyo To, Chũo-ku, Nihonbashi, Ningyo machi 3 Chõme, 3-5-706
東京都中央区日本橋人形町三丁目3-5-706
Hotline: 0945 659 555 – 096 662 31 31 Email: info@duhocminhkhang.com
Fanpage: Du học quốc tế Minh Khang
Website: https://duhocminhkhang.com