Kỹ năng thi JLPT

Kỹ năng thi JLPT

KỲ THI JLPT THÁNG 7 NÀY

1?) Đọc hiểu!
“Đọc hiểu” là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp, dễ gây hiểu lầm,.. “Đọc hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi!

? Mẹo 1:
[Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]
Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!

?Mẹo 2:
[Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”]
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.
Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.

Mẹo 3:
[Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]
Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy)!

?Mẹo 4:
[Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]
Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.
Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.
Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.

? Mẹo 5:
[Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác quan điểm, ý kiến của tác giả]
Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

?Mẹo 6:
[Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ]
Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả.
Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ.
Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.

♨️ Mẹo 7:
[Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]
Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

✔️ Mẹo 8:
[Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.]
“Từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến.
Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.
Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả.
Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

? Mẹo 9:
[Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án]
Các bạn khi gặp câu hỏi đúng sai thì có thể đưa ra câu trả lời ngay không?
Câu hỏi đọc hiểu của 1kyu thì không đơn giản kiểu như có thể trả lời ngay được.
Dù có vội vã đưa ra đáp án cũng rất dễ sai.
Khi đó, ngược lại nên chú ý vào phần nội dung trình bày sai không phải là đáp án.
Còn lại lựa chọn khác với nguyên văn, hiển nhiên sẽ là đáp án (phương pháp loại suy)

? Mẹo 10:
[Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau]
Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
Là phương pháp đọc lướt qua nhưng nếu làm triệt để cách này sẽ là giải quyết được dạng câu hỏi như thế này.

? Mẹo 11:
[Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B]
Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách.
Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’
Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bật B chính là quan điểm của tác giả.
Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

? Mẹo 12:
[Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả. Cũng nên xem kỹ]
Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”
Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình
Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày.
Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Tóm lại, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.

2?) TỪ VỰNG – CHỮ HÁN & NGỮ PHÁP
Từ vựng chữ Hán các bạn không được vội, nhưng vẫn phải làm thật nhanh. Điểm mẫu chốt ở đây là cẩn thận, nhìn kỹ nét chữ vì chỉ cần bạn nhìn nhầm 1 nét thôi là có thể chọn sai đáp án, hoặc trường âm cũng vậy rất dễ nhầm.
Mẹo nha: Kanji có âm Hán Việt tận cùng là ~NG, ~NH -> có trường âm.
Hán Việt Chữ Hán Hiragana TRUNG QUỐC 中国ちゅうごくHIỆU TRƯỞNG校長こうちょうƯU TIÊN優先ゆうせん
Tuy nhiên có 1 số trường hợp đặc biệt thì không còn cách nào khác là học thuộc lòng.
Ngữ pháp thì cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh. Tuy nhiên có 1 số câu có thể trả lời nhanh khi có các mẫu luôn đi với nhau các bạn cần chú ý.
Với bài sắp xếp từ trong câu, các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên, chú ý đến các từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp.
Bài điền từ, cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền vì câu sau liên quan dến câu trước và được nối bởi từ đó.

3?) NGHE HIỂU
✍️ Bài 1 thường hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと và quan trọng là nghe xem họ hỏi người con trai hay con gái nha.

✍️ Bài 2 cần chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương pháp cách thức.

✍️ Bài 3 vì sau khi kết thúc đoạn hội thoại mới đọc câu hỏi nên việc hiểu được nội dung đoạn hội thoại là rất cần thiết. Những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm, phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.

✍️ Bài 4 là dạng câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.

✍️ Bài 5 là dạng khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào. Phần này cần phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để chuyển sang câu sau. Chú ý âm điệu của câu, kính ngữ… kiến thức rất đa dạng.

?? Bài viết khá dài & hơi khó hiểu nhưng nó cũng chỉ là 1 phần còn lại tuỳ thuộc vào mọi người có cố gắng, chịu khó.
? Chúc mọi người đạt kết quả cao trong kỳ thi tháng 7 sắp tới!?

Kỹ năng thi JLPT

Mọi thắc mắc quý phụ huynh và học sinh hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC QUỐC TẾ MINH KHANG

Địa chỉ: Tòa nhà số 12 đường Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng tại Nhật Bản: Tokyo To, Chũo-ku, Nihonbashi, Ningyo machi 3 Chõme, 3-5-706

東京都中央区日本橋人形町三丁目3-5-706

Hotline: 0945 659 555 096 662 31 31              Email: info@duhocminhkhang.com

Fanpage: Du học quốc tế Minh Khang

Website: https://duhocminhkhang.com